Các quốc gia không có lực lượng vũ trang Danh_sách_các_quốc_gia_không_có_lực_lượng_vũ_trang

Quốc giaChú thíchTham khảo
 AndorraAndorra không có quân đội chính quy nhưng đã ký hiệp ước với Tây Ban NhaPháp về mặt quốc phòng. Quân đội tình nguyện của quốc gia này chỉ đơn thuần góp mặt trong các nghi lễ. Lực lượng bán quân sự GIPA (được huấn luyện chống khủng bố và giải cứu con tin) là một phần của lực lượng cảnh sát quốc gia.[18][19]
 Costa RicaHiến pháp Costa Rica không cho phép sự có mặt của quân đội chính quy từ năm 1949. Quốc gia này có một lực lượng công an với nhiệm vụ thực thi pháp luật và đảm bảo an ninh nội bộ. Với lý do này, Costa Rica là nơi đặt trụ sở của Tòa án Nhân quyền liên Mỹ cũng như Đại học vì hòa bình của Liên Hợp Quốc.[20]
 GrenadaChưa từng có quân đội chính quy từ năm 1983 do sự xâm lược của Mỹ. Lực lượng Cảnh sát Hoàng gia Grenada duy trì một đơn vị bán quân sự đặc biệt với nhiệm vụ bảo an. Quốc phòng là nhiệm vụ của Hệ thống An ninh Khu vực (Regional Security System).[13]
 KiribatiTheo Hiến pháp, cảnh sát là lực lượng vũ trang duy nhất được cấp phép tại Kiribati, bao gồm cả Đơn vị Tuần tra Hàng Hải. Đơn vị này được trang bị một số vũ khí và một tàu tuần tra Thái Bình Dương, chiếc Teanoai. Nhiệm vụ quốc phòng được hỗ trợ bởi AustraliaNew Zealand theo một thỏa thuận không chính thức giữa ba nước.[21][22][23]
 LiechtensteinLoại bỏ quân đội vào năm 1868 vì lý do kinh tế. Quân đội chỉ được điều động vào thời chiến, nhưng tình huống này chưa bao giờ xảy ra. Tuy nhiên Liechtenstein vẫn duy trì một lực lượng cảnh sátđặc nhiệm, được trang bị vũ khí để thực hiện nhiệm vụ bảo an.[24][25]
 Quần đảo MarshallTừ khi quốc gia được thành lập, cảnh sát là lực lượng duy nhất được chấp nhận, bao gồm một Đơn vị Tuần tra Hàng hải. Đơn vị này được trang bị một số vũ khí và một chiếc tàu tuần tra Thái Bình Dương, chiếc Lomor. Theo Hiệp ước Liên kết Tự do, quốc phòng thuộc trách nhiệm của Hoa Kỳ.[6][26][27]
 Liên bang MicronesiaKể từ khi thành lập, quốc gia này chưa từng có quân đội. Lực lượng vũ trang duy nhất được cho phép là cảnh sát, với một Đơn vị Tuần tra Hàng hải. Đơn vị này được trang bị một số vũ khí và một chiếc tàu tuần tra Thái Bình Dương, chiếc Independence. Quốc phòng là nhiệm vụ của Hoa Kỳ, theo Hiệp ước Liên kết Tự do.[28][29]
 NauruAustralia chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh cho Nauru theo một hiệp ước không chính thức giữa hai bên. Tuy nhiên, vẫn có một lực lượng cảnh sát tương đối lớn cùng với một lực lượng hỗ trợ nhằm đảm bảo an ninh nội bộ.[30][31][32][33][34]
 PalauKể từ khi thành lập, quốc gia này chưa từng có quân đội. Lực lượng vũ trang duy nhất được cho phép là cảnh sát, với một Đơn vị Tuần tra Hàng hải gồm 30 người. Đơn vị này được trang bị một số vũ khí và một chiếc tàu tuần tra Thái Bình Dương, chiếc President H.I. Remeliik. Quốc phòng là nhiệm vụ của Hoa Kỳ, theo Hiệp ước Liên kết Tự do.[7][35][36]
 Saint LuciaCảnh sát Hoàng gia Saint Lucia duy trì hai lực lượng bán quân sự bao gồm 116 đàn ôngphụ nữ, Lực lượng Đặc biệt và Lực lượng Bảo vệ Bờ biển, với cùng nhiệm vụ bảo an. Quốc phòng là nhiệm vụ của Hệ thống An ninh Khu vực.[13][37][38]
 Saint Vincent và GrenadinesLực lượng Cảnh sát Hoàng gia Saint Vincent và Grenadines duy trì hai lực lượng bán quân sự bao gồm 94 đàn ôngphụ nữ, Lực lượng Đặc biệt và Lực lượng Bảo vệ Bờ biển, với cùng nhiệm vụ bảo an. Tất cả tướng lĩnh chỉ huy trong lực lượng bảo vệ bờ biển, trừ Đại úy David Robin đều là tướng lĩnh từ Hải quân Hoàng gia Anh. Quốc phòng là nhiệm vụ của Hệ thống An ninh Khu vực.[13][39][40]
 SamoaTuy được thành lập theo tiêu chí phi quân sự, quốc gia này vẫn có một lực lượng cảnh sát nhỏ và một Đơn vị Tuần tra Hàng hải được trang bị một số vũ khí và một tàu tuần tra Thái Bình Dương, chiếc Nafanua. Theo Hiệp ước Hữu Nghị năm 1962, New Zealand chịu trách nhiệm quốc phòng cho quốc gia này.[41][42][43]
 Quần đảo SolomonDuy trì một lực lượng bán quân sự cho đến một cuộc xung đột sắc tộc nặng nề xảy ra, trong đó Australia, New Zealandcác nước Thái Bình Dương khác đã can thiệp nhằm khôi phục lại luật pháp và trật tự. Kể từ đó không một lực lượng vũ trang nào được duy trì, trừ lực lượng cảnh sát khá lớn và một Đơn vị Tuần tra Hàng hải. Đơn vị này được trang bị vũ khí và hai chiếc tàu tuần tra Thái Bình Dương, Auki và Lata. Quốc phòng và bảo an thuộc nhiệm vụ của các quốc gia khác trong khu vực theo Sứ mệnh hỗ trợ khu vực cho Quần đảo Solomon (RAMSI).[44][45][46][47][48]
 TuvaluTuy được thành lập theo tiêu chí phi quân sự, quốc gia này vẫn có một lực lượng cảnh sát nhỏ và một Đơn vị Tuần tra Hàng hải được trang bị một số vũ khí và một tàu tuần tra Thái Bình Dương, chiếc Te Mataili.[49][50][51]
  VaticanDuy trì một lực lượng cảnh sát và an ninh với nhiệm vụ bảo an. Vệ binh Thụy Sĩ không trực thuộc Chính phủ Vatican mà thuộc về Tòa Thánh. Không có một hiệp ước bảo vệ nào với Ý vì điều đó sẽ ảnh hưởng đến chính sách trung lập của Vatican, nhưng quân đội Ý vẫn bảo vệ Vatican một cách không chính thức. Lực lượng vệ binh Palatinevệ binh Noble đã bị xóa bỏ vào năm 1970.[52][53][54]